Nhạc sỹ Nguyễn Văn Tuyên – Người ca sỹ đầu tiên của tân nhạc Việt Nam

Nhạc sĩ Nguyễn Văn Tuyên, người tiên phong của tân nhạc Việt Nam, vừa là ca sĩ đầu tiên vừa là nhà sáng tác, đã góp phần quan trọng trong việc phát triển âm nhạc dân tộc.

By Duc
8 Views
20 Min Read
20 Min Read
Nhạc sỹ Nguyễn Văn Tuyên - Ảnh : tienphong.vn

Năm 1936, tại Sài Gòn chỉ có một ca sĩ duy nhất – đó là tôi – Nguyễn Văn Tuyên. Khi ấy tôi đã 25 tuổi

Khi biên tập những dòng hồi tưởng này, tôi nhẩm tính tuổi hiện giờ của chàng ca sĩ thời “tiền tân nhạc” và bỗng dưng cảm thấy có lỗi nếu không kịp tìm gặp nhân chứng lịch sử kỳ cựu nhất của nền nhạc mới. Chuyến công du cuối năm vào TPHCM dù quá sít sao thời gian vẫn phải bổ sung thêm một chương trình: Tìm gặp ca sĩ đầu tiên đồng thời là một trong những người đầu tiên sáng tác ca khúc Việt Nam, ông Nguyễn Văn Tuyên, 93 tuổi.

Kỹ năng làm phép cộng trừ của tôi cho kết quả đúng, nhưng hóa ra vẫn chưa chính xác với tuổi tác của ông. Ông sinh năm 1909. Cần đính chính lại cho câu trích dẫn trên: “Khi ấy tôi 27 tuổi”. Con gái út của ông giải thích đấy là một nhầm lẫn do tuổi tác – sự nhầm lẫn rất ít thấy ở ông, con gái đã không có cơ hội “kiểm duyệt” bài vì cha viết “lén” và cũng lén gửi bài cho Viện Âm nhạc lúc nào không hay, chắc sợ bị con cháu ngăn cản vì lo ngại cho sức khỏe của ông.

Thực ra ông vẫn khỏe và quá trẻ so với người đang chuẩn bị đón cái tết thứ 97 của đời mình. Gọn gàng, nho nhã, dẻo dai về sức lực (bởi ông vẫn tự lên xuống cầu thang một mình), minh mẫn về trí óc (bởi ông chuyện trò rành mạch đâu ra đấy), chỉ một chút lãng tai là dấu ấn tự nhiên của tuổi tác. Người con út mà ông giới thiệu là “cây gậy” trong tuổi già đôi khi phải kiêm thêm vai trò phiên dịch, chị ghé sát tai cha nhắc lại câu hỏi của chúng tôi bằng giọng miền Trung (bình thường chị nói giọng Nam pha Bắc). Thật lạ lùng, đôi tai không nắm bắt được hết thế giới âm thanh bên ngoài vẫn dành riêng một “kênh” chỉ tiếp nhận tiếng nói của con gái ông qua chất giọng quê hương nơi chôn rau cắt rốn của ông. Đó có phải vì càng già con người ta càng muốn hướng về cội, về những gì thân thương nhất? Còn lạ lùng hơn khi câu chuyện về 70 năm trước được bắt đầu bằng tiếng hát của chính ông – ca sĩ đầu tiên của Đông Dương, “một giọng hát không thể chê vào đâu” như báo L’Impartial từng giới thiệu. Chương trình Những chuyện lạ ở Việt Nam của VTV3 cũng không làm tôi ngạc nhiên như lúc tai nghe mắt thấy một cụ ông ở tuổi cực hiếm này tự biên tự diễn, ông đã hát và tự đệm orgue ba ca khúc ông viết từ những năm 37-38: Kiếp hoa, Anh hùng ca (phổ thơ Nguyễn Văn Cổn) và Bông cúc vàng (thơ Nguyễn Quý Anh).

Nhạc sỹ Nguyễn Văn Tuyên – Người ca sỹ đầu tiên của tân nhạc Việt Nam
Một kiếp hoa (Nguyễn Văn Tuyên)

Trước khi viết những bài này, ông có biết đến Bẽ bàng (1935), Nghệ sĩ hành khúc (1937) của Lê Yên, Tiếng sáo chăn trâu (1935), Bên hồ liễu (1936), Bóng ai qua thềm (1937) của Văn Chung, Xuân năm xưa (1936) của Lê Thương…?

– Tôi biết trong giới đạo Thiên Chúa trước đó có đặt những bài hát Việt phục vụ tôn giáo, chứ ngoài đời tôi chưa được nghe một bài hát nào cả. Tôi biếu diễn bằng tiếng Pháp những bài cổ điển hoặc nhạc giải trí kiểu Tino Rossi. Thời đó người ta chỉ đua nhau làm bài hát “lai Tây” (bài Tây lời ta). Muốn quần chúng hướng đến một nền âm nhạc không lai căng thì trước hết phải có bài hát mới cả lời lẫn nhạc hoàn toàn Việt Nam. Bao lần đi trên đường nghe tiếng rao hàng rong: “Ai ăn chè đậu xanh hương dừa đường cát khô… ông?”, tôi nhận thấy nhạc điệu trong đó và đã hát lên thành nốt nhạc. Rồi tôi nghĩ tại sao mình không thử làm bài hát mang tính dân tộc trên nguyên tắc bám sát tiếng nói giàu âm điệu của Việt Nam.

Tư tưởng lớn gặp nhau, những người tiên phong thời tân nhạc đã tình cờ trở thành bạn đồng hành trên con đường đi tìm nguồn nhạc mới cho đất nước. Riêng ca sĩ Nguyễn Văn Tuyên không chỉ thể nghiệm trong lĩnh vực sáng tác mà còn tận dụng mọi cơ hội phát động phong trào đổi mới trong âm nhạc. Ông đã hát Anh hùng ca trong chương trình biểu diễn nhạc Pháp, có lẽ đây là lần đầu tiên một bài hát tân nhạc được chính thức công diễn trên sân khấu trước đông đảo quần chúng và đã được đón nhận nồng nhiệt. Ông làm dịu đi phản ứng của phái nệ cổ khi khẳng định tân nhạc không tiêu diệt cổ truyền mà là sự phát triển nối tiếp từ nhạc cổ. Ông khéo sử dụng tài trợ của thống đốc Nam Kỳ để thực hiện chuyến lưu diễn đơn thương độc mã từ Nam ra Bắc vào năm 1938 nhằm cổ động cho nhạc cải cách, có người còn gọi cuộc hành trình văn nghệ xuyên Việt này như một sự kiện cách mạng công khai mở màn cho kỷ nguyên tân nhạc. Trong dịp đó, bài Kiếp hoa của ông được nhà thơ Thế Lữ chuyển tới báo Ngày nay và được coi là một trong những ca khúc đầu tiên xuất hiện trên mặt báo. Đầu năm 1939, ông thu bài hát của mình vào đĩa RCA-Victor và gửi sang Thượng Hải sản xuất, không may chiến tranh thế giới bùng nổ và làm thất lạc mất hai bài, chỉ duy nhất Anh hùng ca còn trở về nước. Sau này có lần qua Vinh tình cờ nghe thấy người ta mở đĩa hát Anh hùng ca, ông dừng lại đứng nghe mà chủ nhà chẳng hề hay biết người khách vãng lai kia chính là ca sĩ đang hát trong đĩa.

Bằng chất giọng khỏe vẫn vang, ông hát cho chúng tôi nghe hết bài này qua bài khác, cả tiếng Pháp và tiếng Việt, cả bài Tây và bài ta, bài xưa và bài nay. Và vừa hát vừa kể, rằng thời đó ông đã làm nhiều người Pháp ngạc nhiên ra sao khi nghe ông giải thích sự khác nhau về ngữ điệu giữa nhạc Tây và tiếng Việt bằng cách so sánh vị khác biệt giữa củ khoai tây nhàn nhạt với củ khoai lang không đường mà ngọt, một bài thơ Việt tự nó đã có nhạc điệu rồi, nhạc sĩ Việt phải biết lấy ra từ đó giai điệu phù hợp, vậy nên người Việt viết ca khúc vất vả hơn nhiều so với người Pháp. Thế đấy, bản sắc dân tộc trong sáng tác âm nhạc và mối quan hệ giữa giai điệu với lời ca đã được các vị tiền bối quan tâm ngay từ thuở trứng nước của nền nhạc mới Việt Nam.

Sự nghiệp âm nhạc của tôi đến đó xem như chấm dứt. Tôi chẳng còn liên quan gì đến âm nhạc. Xung quanh tôi không còn ai bạn bè, cũng không quen biết một nhạc sĩ nào cả, tôi chẳng biết nói chuyện âm nhạc với ai và chẳng có gì hơn để kể nữa.

Đúng là chỉ mình ông còn lại trong tấm hình cách đây mười năm chụp cùng các nhạc sĩ Lê Thương, Văn Cao, Nguyễn Văn Thương. Nhưng ông đâu có rời bỏ âm nhạc, ông vẫn viết bài hát “cho riêng mình”, ông vẫn ca hát và dạy con dạy cháu yêu ca hát, vì thế mà trong gia đình ông chẳng bao giờ thiếu vắng tiếng hát, tiễng đàn. Ngược lại, âm nhạc cũng không rời bỏ ông, vì hay hát mà ở tuổi này ông vẫn hát hay, vẫn minh mẫn, vẫn yêu đời. Hơn thế nữa, tên tuổi ông sẽ còn được nhắc đến trong lịch sử tân nhạc. Tiếng hát ông, hình ảnh ông, câu chuyện của ông mà chúng tôi ghi được trong cuộc gặp gỡ này chắc chắn là tư liệu có một không hai về những năm tháng hình thành nền nhạc mới Việt Nam.

Nguồn: Người Lao Động (12/02/2005)


In 1936, in Saigon, there was only one singer – me – Nguyễn Văn Tuyên. At that time, I was 25 years old.

While editing these lines of reminiscence, I calculated the current age of this singer from the “pre-modern music” era and suddenly felt a sense of urgency to meet this veteran historical witness of Vietnam’s new music before it was too late. Despite a tight schedule during my year-end trip to Ho Chi Minh City, I had to add a new program: to meet the first singer and also one of the first composers of Vietnamese songs, Mr. Nguyễn Văn Tuyên, now 93 years old.

My arithmetic skills gave me the correct result, but it turned out to be slightly inaccurate regarding his age. He was born in 1909. The quote should be corrected: “At that time, I was 27 years old.” His youngest daughter explained that this was a rare mistake due to his age – a mistake uncommon for him. She did not have the chance to “review” his writing because he had secretly written and sent the piece to the Music Institute without her knowledge, likely fearing that his family might stop him out of concern for his health.

In reality, he remains healthy and remarkably youthful for someone about to celebrate his 97th Lunar New Year. Neat, elegant, physically agile (he still climbs stairs on his own), mentally sharp (he speaks clearly and coherently), with only slight hearing loss as a natural mark of age. His youngest daughter, whom he introduced as his “walking stick” in old age, sometimes had to play the role of interpreter. She leaned close to his ear and repeated our questions in her central Vietnamese accent (though she usually speaks with a Southern accent mixed with Northern tones). Strangely enough, while his ears could no longer fully capture external sounds, they seemed attuned to a “channel” reserved exclusively for his daughter’s voice in the accent of their hometown – the place where he was born and raised. Could it be that as people age, they yearn more for their roots and what is most familiar? Even more astonishing was how our conversation about events from 70 years ago began with him singing – the very first singer in Indochina, described by L’Impartial newspaper as having “a voice beyond reproach.” Not even VTV3’s Strange Stories in Vietnam program surprised me as much as witnessing an elderly man at such an advanced age performing live. He sang and accompanied himself on the organ with three songs he composed in 1937-1938: Kiếp Hoa (The Life of Flowers), Anh Hùng Ca (Heroic Song, based on Nguyễn Văn Cổn’s poem), and Bông Cúc Vàng (The Yellow Chrysanthemum, based on Nguyễn Quý Anh’s poem).

Before composing these songs, were you familiar with Bẽ Bàng (1935) or Nghệ Sĩ Hành Khúc (1937) by Lê Yên; Tiếng Sáo Chăn Trâu (1935), Bên Hồ Liễu (1936), or Bóng Ai Qua Thềm (1937) by Văn Chung; or Xuân Năm Xưa (1936) by Lê Thương?

– I knew that within the Catholic community, there were already Vietnamese songs created for religious purposes. But outside of that context, I had not heard any Vietnamese songs at all. I performed French classical pieces or entertainment music in the style of Tino Rossi. Back then, people were only interested in creating “Westernized” songs (Western music with Vietnamese lyrics). To guide the public toward a non-hybridized music culture, we first needed entirely new songs – both lyrics and melodies – that were authentically Vietnamese. Many times while walking along the streets and hearing street vendors call out: “Who wants green bean chè with coconut milk and sugar… sir?” I noticed musicality in their cries and turned them into musical notes. Then I thought, why not try creating songs rooted in national identity by adhering closely to Vietnam’s melodically rich language?

Great minds think alike; pioneers of modern music inadvertently became companions on the journey to discover new musical sources for the nation. As for singer Nguyễn Văn Tuyên, he not only experimented with composition but also seized every opportunity to promote musical reform. He performed Anh Hùng Ca during French music concerts – perhaps marking the first time a modern Vietnamese song was officially performed on stage before a large audience and warmly received. He softened opposition from traditionalists by affirming that modern music did not destroy tradition but developed as an extension of it. Skillfully leveraging sponsorship from the Governor of Cochinchina, he embarked on a solo tour from South to North in 1938 to advocate for reformed music. Some even referred to this cross-country artistic journey as an overt revolutionary event heralding the era of modern Vietnamese music. During this tour, his song Kiếp Hoa was sent by poet Thế Lữ to Ngày Nay newspaper and became one of the first songs published in print media. In early 1939, he recorded his songs onto RCA-Victor discs and sent them to Shanghai for production. Unfortunately, World War II broke out, resulting in two lost recordings; only Anh Hùng Ca made its way back home. Later, while passing through Vinh City, he happened upon someone playing Anh Hùng Ca. He stopped to listen without revealing that he was the singer on the record.

With a still-strong voice, he sang one song after another for us – in both French and Vietnamese, Western songs and Vietnamese ones, old tunes and new ones. As he sang, he recounted how astonished many French people were when he explained tonal differences between Western music and Vietnamese language by comparing bland potatoes with naturally sweet yams without added sugar: A Vietnamese poem already possesses its own melody; thus, Vietnamese composers must extract suitable tunes from it – making songwriting far more challenging for Vietnamese musicians than their French counterparts. Indeed, national identity in musical composition and the relationship between melody and lyrics were concerns addressed by these pioneers from the earliest days of Vietnam’s modern music movement.

My musical career ended there,” he concluded. “I no longer have any connection to music. Around me are no friends or acquaintances who are musicians; I have no one to talk about music with and nothing more to share.

Indeed, he is now the sole survivor from a photograph taken ten years ago alongside musicians Lê Thương, Văn Cao, and Nguyễn Văn Thương. Yet he has not abandoned music; he continues composing “for himself,” singing passionately while teaching his children and grandchildren to love singing too. As a result, his household is never without melodies or instruments. On the contrary, music has not abandoned him either: His frequent singing keeps him sharp-minded and full of life even at this age. Moreover, his name will forever be remembered in the history of modern Vietnamese music. His voice, image, and story captured during our meeting are undoubtedly unique records documenting Vietnam’s nascent modern music era.


Share This Article
0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận